TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

  Từ bài viết Tổng quan về hệ thống điện(link mình sẽ để dưới bài viết dành cho bạn nào chưa đọc),ta có thể thấy được hệ thống điện Việt Nam đã thay đổi và phát triển mạnh mẽ qua từng năm.Sản phẩm tạo ra từ các thành tự ấy thông qua hệ thống truyền tải sẽ được truyền đến nơi sử dụng.Nói đến đây chắc nhiền bạn sẽ đoán ra được chủ đề hôm nay chúng ta sẽ nói đến hệ thống truyền tải điện.Nhưng không,hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nói đến các tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị điện-Vì các sản phẩm và thành tựu của hệ thống điện chỉ được sử dụng một cách hiệu quả khi nó được quản lí bởi các tiêu chuẩn nhất định như cách mà công ty các bạn dùng quy định để quản lí các bạn vậy.Nào! Cùng tìm hiểu nào.

 1:Tại sao phải thiết kế hệ thống điện theo tiêu chuẩn?
  Có thể nhiều lão làng của ngành điện hoàn toàn có thể thiết kế hệ thống điện theo cách riêng của họ mà không cần quan tâm đến tiêu chuẩn chung.Vậy tại sao phải thiết kế theo tiêu chuẩn làm gì cho mất công học thêm mấy cái tiêu chuẩn nhĩ? Vì tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Trong thiết kế hệ thống điện cũng vậy,tiêu chuẩn chính là các quy định chung nhằm tạo ra trật tự quản lí việc thiết kế thi công hệ thống điện.Không chỉ các bạn-những người thiết kế mới cần tuận theo tiêu chuẩn mà các công ty,các phân xưởng cũng rất quan trọng vấn đề này của bạn khi thiết kế hệ thống điện cho họ.Bạn có thể khoan đục túp lều tranh của mình như thế nào tùy thích,nhưng bạn không thể làm vậy với túp lều to có vài trăm quả tim vàng đang may quần áo của ông bố cô bạn gái bé nhỏ của bạn được,vì làm vậy có thể lần gạt CB đầu tiên của bạn tại đó cũng chính là lần cuối cùng.Và bạn sẽ nhắm mắt lại bên cạnh cô người yêu và ông bố của cô ấy,nhưng mở mắt ra lại nằm cạnh cô y tá xinh đẹp.Không biết bạn có phải anh thợ điện may mắn hay không,nhưng tôi nghĩ bạn phải bồi thường thiệt hại là điều chắc chắn.Cho nên thiết kế nó cần tuân theo một quy tắc chung.Ngoài ra việc tuân theo quy tắc còn có rất nhiều lợi ích khác như tiết kiệm được thời gian cho việc giải thích các bản vẽ,đảm bảo được về tính an toàn khi thi công điện,giàm thời gian thiết kế,tính toán và thi công,giảm cước chi phí phát sinh,dễ dàng  sữa chữa khi có sự cố.Còn nếu bạn vẫn muốn bỏ qua các lợi ích của tuân thủ quy tắc và chạy theo tiếng gọi của con tim mình thì bạn nên sẵn sàng đối mặt với các lỗi thiết kế hệ thống,lãng phí thời gian một cách vô ích,hệ thống có thể không tốt về mặt thị giác,ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cùa người sử dụng,gây lãng phí cho doanh nghiệp hoặc chính bản thân bạn.Và cuối cùng là "Lời hỏi thăm" đầy trìu mến của doanh nhiệp hoặc "những  trích đoạn cải lương bất hủ" đến từ phía ông sếp của bạn.

 2:Các tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống điện 

  Bây giờ chúng ta  cùng nhau điểm qua một số tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện




Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện
 OK! Tiêu chuẩn thì có nhiều.Giờ chúng ta hãy cùng nhau lấy một tiêu chuẩn ra làm ví dụ để xem nó có gì và khi thiết kế cần lưu ý những gì nha.

3:TCVN 3751:1981 Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000 KVA, điện áp đến 20 kV.

  Tại  sao mình lại dùng tiêu chuẩn này để nói.Vì các máy hay trạm biến áp là thứ mà mọi người rất dễ bắt gặp,nó khá là quen thuộc,chỉ cần ra đường và nhìn lên là có thể bắt gặp chúng ngay.Ngoài ra còn vì nó thường là phần nguồn nuôi sống cả một phân xưởng cũng như nuôi sống bạn,doanh nghiệp mà bạn thi công hay kể cả là ông  sếp của bạn.Nếu phần biến áp này thiết kế sai hoặc xảy ra lỗi thì sản xuất sẽ trì trệ,gây tổn thất  rất lớn nên cá nhân mình cảm thấy nó rất quan trọng.

  OK! Giờ chúng ta cùng xem nó có gì nào?(Lưu ý,mỗi phần mình chỉ nêu ra một vài ý mà mình cho là quan trọng cần thiết quan tâm,mình sẽ để link tiêu chuẩn đầy đủ ở bên dưới bài blog này cho bạn đọc tham khảo)
  -Tổng quan:tiêu chuẩn này dùng để thi công,thiết kế,sản xuất các trạm biến áp trọn bộ (TTB) trong nhà hay ngoài trời.Dùng điện 3 pha,50HZ,điện áp nghõ vào có thể đạt 20KV,điện áp ngõ ra có thể đạt 0,4 KV,công suất đạt 1000KVA.Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nơi làm việc khắc nghiệt như có khí độc,có hơi ăn mòn,có tác dụng phá hủy kim loại cũng như các TTB đặc biệt bà các TTB hầm mỏ.
 -Yêu cầu chung:
  +TTB được chế tạo theo các quy chuẩn hiện hành,có thể theo yêu cầu của bên đặt hàng nhưng không được trái các tiêu chuẩn này.TTB có thể được cung cấp nguyên khối hoặc chai ra từng khối nhỏ.
  +Điều kiện làm việc:TTB được lắp ở miền Bắc tuân theo TCVN 1443-73,cỏn nếu lắp ở miền Nam hoặc những nơi cao trên 1000m thì có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế
  +Hai TTB chỉ được hoạt động song song khi chúng có chung đặc tính kỹ thuật và có  dòng ngắn mạch phía hạ áp không gây hư hỏng hạ áp,đồng thời phải lưu ý không gây ra dòng ngược.
  +Công suất và điện áp danh định:


Công suất và điện áp danh định
  -Phần cơ khí
   +Kết cấu của TTB bằng vật liệu có đủ độ bền cơ học,ít co giãn,chống gĩ và khoông cháy.
   +Kết cấu của TTB phải đảm bảo sự làm việc bình thường và thay thế dễ dàng các thiết bị bên trong mà không cần tháo dỡ phức tạp.
   +TTB ngoài trời phải được khóa kỹ toàn bộ các bộ phận,TTB trong nhà chỉ cần khóa phạm vị đặt trạm.
   +TTB lưu động phải có bánh xe để vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt.
   +Các thiết bị bằng kim loại  đen phải được sơn chống gĩ theo điều kiện môi trường.
 -Phần điện
   +Khi thiết kế,chế tạo và lắp đặt thiết bị điện phải tôn trọng khoản cách cách điện,khoàn cách an toàn nêu trong các quy phạm hiện hành.
   +Tất cả các bộ phận thao tác phải bố trí ở vị trí dễ sử dụng,bảo đảm an toàn khi thao tác và phải có chốt cố định vị trí đóng và cắt.
   +Thanh dẫn từ đầu ra máy biến áp đến đầu cực của các thiết bị phải chịu được dòng ngắn mạch tương ứng với dòng ngắn mạch tại đầu ra của máy biến áp và theo giới hạn của chỉ dẫn:


Bảng chỉ dẫn 
  +Các thanh dẫn đầu vào và đầu ra phải cho phép quá tải sự cố 30% trên dòng điện danh định của máy biến áp trong thời gian không quá 3 giờ một ngày đêm.
  +Thanh dẫn được ký hiệu:
 Pha A:Màu vàng
 Pha B:Màu xanh
 Pha C:Màu đỏ
  +Các phần dẫn điện của thiết bị cao áp khi sữa chữa phải được nối đất bằng dao nối đất đối với các phần mang điện.
  +Nếu TTB được trang bị thiết bị ngầm để cách ly thiết bị  với mạch điện thì phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
      a)Khi cắt các ngàm tiếp xúc phải đảm bảo khoàn cách an toàn điện.
      b)Phầm ngàm ở vị trí làm việc phải chống mở do tác động của lực khi ngắn mạch hoặc khi thao tác máy cắt.
      c)Phần ngàm phải có thiết bị liên động chống đóng và mở khi máy cắt ở trạng thái đóng và chống đóng máy  cắt khi ngàm tiếp xúc chưa đúng.
  +Sau khi tháo ngàm ra,phần mang điện phải được bảo vệ an toàn bằng tấm chắn tự động hoặc tấm chắn lưu động và treo biển báo phạm vị có điện. 
  +Thiết bị phân phối hạ áp phải bố trí trong tủ,phải có biện pháp chống chạm vào điện khi mở cửa tủ.
  +Trong TTB chỉ đặt các thiết bị đo,đếm ở các đầu ra của máy biến áp và các lộ đi.
  +Phái hạ áp được bảo vệ bởi cầu chì và aptomat.
  +TTB được bảo vệ chống sét đánh trực tiếp theo quy định hiện hành.
  +TTB được chiếu sáng bên trong tủ và ngoài tủ.Cần phải bố trí thiết bị chiếu sáng để khi thay thế an toàn và dễ dàng.
 -Trang bị trọn bộ
  +TTB gồm có:
     Thiết bị cao áp.
     Thiết bị hạ áp.
     Máy biến áp lực.
     Thiết bị điện tự dùng.
    Dây dẫn,thanh dẫn.
    Hệ thống đo lường,điều khiển,tín hiệu.
    Tủ đựng dụng cụ và thiết bị khai thác,lắp ráp.
    Thiết bị dự trữ.
   +Trong mỗi TTB khi xuất xưởng cần có tài liệu về:
     Máy biến áp lực.
     Các thiết bị lắp đặt chính.
    Thuyết minh kỹ thuật.
     Sơ đồ đấu nối.
    Bản vẽ lắp đặt.
    Hướng dẫn sử dụng và sữa chữa.
    Biên bản thử nghiệm.
 -Ngoài các tiêu chuẩn chính nêu trên còn có các tiêu chuẩn thử nghiệm và ghi nhận,bao gói,bàn giao,vận chuyển và bảo quản.Mình sẽ để link bên dưới cho các bạn tham khảo
   
4:Kết luận.

  Như các bạn có thề thấy,tiêu chuẩn thì nó có rất nhiều.Tuy nhiên,tóm cái váy lại nó cũng chỉ gồm hai mục đích chính là đảm bảo  an toàn cho người sử dụng và đảm bảo hệ thống sau khi thiết kế có thể vận hành đúng cách,an toàn và bền bỉ.Cho nên việc áp dụng chúng vào khi thiết kế các hệ thống điện là một điều vô cùng cần thiết.Cá nhân tôi khi áp dụng các quy tắc là cảm thấy chúng rất hữa ích,tiết kiệm khá nhiều thời gian,công sức nhưng hệ thống vẫn đảm bảo vận hành mượt mà,an toàn.Thời đại công nghệ ngày càng phát triển,trong tương lai các tiêu chuẩn này có lẽ sẽ được thay đổi để phù hợp với các tiến bộ kỹ thuật.Nhưng dù thay đổi ra sao thì tầm quan trọng của chúng vẫn là điều không thể chối cãi.




link bài viết Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam:
https://voquangtruong.blogspot.com/2020/03/tong-quan-ve-he-thong-ien-viet-nam.html
link Tiêu chuẩn TCVN 3715:

https://vanbanphapluat.co/tcvn-3715-82-yeu-cau-ky-thuat-tram-bien-ap-tron-bo-cong-suat-1000-kv-20-kv

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TỒNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM