Tổng quan tình hình năng lượng tái tạo Việt Nam giai đoạn 2016-2021

   Năng lượng tái tạo là xu thế của thế giới,cùng với sự phát triển của Việt Nam,nhu cầu năng lượng ngày càng cao,kéo theo nhu cầu năng lượng xanh ngày càng lớn.Cùng với sự quan tâm và đầu tư đến từ chính phủ,tỷ trọng năng lượng tái tạo đang ngày càng cao với nhiều bước phát triển tuy không quá nhanh nhưng nó mang lại ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế,xã hội,sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng.

  Với lợi thế rất lớn về mặt địa hình như:nhiều núi cao,sông ngòi dày đặt,đường bờ biển dài.....Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo rất lớn.Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nói về năng lượng tái tạo của Việt Nam giai đoạn 2016-2021.


Thủy điện

  Việt Nam là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặt cùng với 3/4 diện tích là đồi núi nên tiềm năng thủy điện là cực kỳ lớn.Tính đến thời điểm hiện tại thủy điện vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu năng lượng tại Việt Nam với hơn 40% tổng công suất điện.Tính đến năm 2015,tổng công suất thủy điện ướt đạt 2300 MW,đến năm 2018 đạt mức 23182 MW.Với tiềm năng thủy điện ước đạt 38000MW,trong tương lai thủy điện vẫn sẽ tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng,tuy nhiên do các mặt tiêu cực của thủy điện gây ra,hiện tại tỷ trọng của thủy điện đang có chiều hướng giảm.Hiện tại hầu hết các dự án thủy điện lớn đều đã được triển khai và đi vào hoạt động,thủy điện chuyển sang giai đoạn khai thác các dự án vừa và nhỏ.Theo đề án quy hoạch quốc gia do Chính phủ phê duyệt,sản lượng thủy điện nâng lên 21600 MW vào năm 2020,chiếm 29,5%,tăng thành 24600 MW vào năm 2025 nhưng chỉ chiếm 20.5% và đạt 27800 vào năm 2030 nhưng chỉ chiếm khoảng 15%.

Điện gió

Với lợi thế đường bờ biển dài,tiềm năng điện gió của Việt Nam là không thể phủ nhận.Theo tổ chức ESMAP,tổng công suất điện gió tại Việt Nam ước đạt 512 GW,ngoài ra,khoảng 8% diện tích đất liền của Việt Nam có thể cung cấp thêm 110 GW,vượt xa khả năng khai thác của Campuchia và Thái Lan.


Sơ đồ phân bố tiềm năng gió Việt Nam và một số nước(nguồn;Global Wind Atlas)



Năm 2016,công bố danh sách 8 tỉnh được quy hoạch điện gió bao gồm: Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Ninh Thuận, Cà Mau, Quảng Trị, Sóc Trăng và Trà Vinh.Cũng trong năm 2016 khánh thành nhà máy điện Bac Liêu công suất 83 MW,dự án điện gió Phú Lạc ở Bình Thuận với công suất 24 MW.Sang năm 2017 hình thành điện gió Hướng Linh 2 với công suất 30 MW ở Quảng Trị.Tổng công suất điện gió đạt 228 MW.Đến năm 2019 khánh thành tổ hợp điện gió-điện mặt trời với 40MW điện gió tại Bình Thuận,sang năm 2020 tiếp tục hòa lưới các nhà máy điện gió tại Bình Thuận,Ninh Thuận và Quảng Trị.Theo quy hoạch,đến năm 2020 sản lượng điện gió ước đạt 800 MW,2000MW vào năm 2025 và 6000MW vào năm 2030.Ở thời điềm tháng 7/2021,tổng công suất điện gió đạt 611.33 MW.


Năng lượng mặt trời

Việt Nam có số giờ nắng trung bình năm khá cao từ 155-1700 giờ nắng tại phía Bắc và từ 2000-2600 giờ tại khu vực miền Trung và miền Nam kết hợp với cường độ bức xạ lớn tạo ra lợi thế năng lượng mặt trời là rất lớn.

Cường độ BXMT tại các vùng ở Việt Nam(nguồn:Wikipedia)


Bản đồ phân bố BXMT tại Việt Nam(nguồn: Global Solar Atlas)
   Tính đến năm 2018,Việt NAm có khoảng 270 sự án điện mặt trời với tổng công suất 17500MW.Đến giữa năm 2019,82 nhà máy điện mặt trời với công suất 4464 MW được đưa vào vận hành,chiếm 8.28% tồng công suất lắp đặt của ngành điện.Tính đến  ngày 31/12/2020,tổng công suất lắp đặt điện gió và điện mặt trời đã đạt tới 16.5 GW,chiếm 25% tổng công suất nguồn điện tái tạo biến thiên.Theo quy hoạch,công suất điện mặt trời đạt 4000MW vào năm 2025 và 12000MW vào năm 2030.


Các dạng năng lượng tái tạo khác

  Bên cạnh gió,thủy điện và mặt trời,Việt Nam còn có tiềm năng phát triển nhiều ngành năng lượng tái tạo khác như:
  • Năng lượng sinh khối:Phế thải,phụ phẩm,chất thải chăn nuôi....là những nguồn năng lượng sinh khối có sẵn và dồi dào tại một nước nông nghiệp như Viện Nam.Tính đến năm 2018,có tới 38 nhà máy đường ở Việt Nam sản xuất điện với công suất  352 MW,cuối năm 2018 có thêm 10 nhà máy điện sinh khối đi vào hoạt động với công suất 212 MW.Đến năm 2020 đạt 400MW.
  • Chất thải rắn:Đến cuối năm 2019 có 9MW điện được tạo ra từ chất thải đô thị.Theo đề án quy hoạch hầu hết chất thải rắn sẽ dùng để phát điện trong giai đoạn 2050.
  • Năng lượng địa nhiệt;Tiềm năng ước tính đạt 300MW.
  • Năng lượng thủy triều:Trên lý thuyết có thể đạt 10GW.  

 Tổng kết

  Với lợi thế rất lớn về mặt địa lý,khí hậu.Việt Nam đã ngày càng tận dụng tốt ưu thế để sản xuất năng lượng sạch,dần thay thế năng lượng hóa thạch.Trong tương lai với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay chắc chắn tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ còn tăng cao góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững,sạch đẹp và văn minh của xã hội.



Tham khảo:




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

TỒNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM