Điện mặt trời tại Việt Nam

  Đi theo xu thế phát triển chung của thế giới,điện mặt trời là ngành năng lượng mới nổi.Khác với các dạng năng lượng hóa thạch,điện mặt trời là một dạng nặng lượng sạch không bao giờ cạn kiệt.Với lợi thế nằm gần xích đạo và được sự quan tâm của Chính phủ,điện mặt trời hoàn toàn có tương lai sáng tại Việt Nam.


  Thuận lợi

Do vị trí nằm gần xích đạo,Việt Nam có ưu thế rất lớn với số giờ nắng và cường độ bức xạ cao,tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung và miền Nam.trung bình Việt Nam có mức bức xạ khoảng 5kwh/m2 tại khu vực miền Trung và miền Nam,cùng với số giờ nắng trung bình khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.

Bức xạ trung bình các khu vực(nguồn Wikipedia)




Phân bố bxmt tại Việt Nam (nguồn:Globalsolaratlas)
  
  Với sự quan tâm của Chính phủ,nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước,các dự án điện mặt trời mọc lên tại các tỉnh thành ven biển miền Trung và các tỉnh phía nam như dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam,nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng,các dự án điện mặt trời của tập đoàn BIM tại Ninh Thuận........Cung cấp lượng lớn điện năng cho nhu cầu của xã hội.
  Bên cạnh các yếu tố tự nhiên thì việc mang lại nhiều lợi ích cũng là một dạng "thuận lợi" của điện mặt trời:
  •  Nguồn năng lượng tuy hữa hạn nhưng là "vô tận" với con người:Mặt trời đã có khoảng 4,5 tỷ năm tuổi và sẽ tỏa sáng thêm khoảng 6 tỷ năm nữa và có lẽ loài người sẽ tuyệt diệt trước khi mặt trời cạn sạch nhiên liệu và con người có thể sử dụng thoải mái năng lượng mặt trời trong suốt chiều dài lịch sử của mình.Khác với các dạn nặng lượng hóa thạch không thể phục hồi,năng lượng mặt trời có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng thoải mái tại hầu hết các khu vực trên thế giới.
  • Thân thiện môi trường,tận dụng diện tích:Hoàn toàn xanh sạch trong suốt quá trình thi công,lắp đặt và sử dụng là một lợi thế cực kỳ to lớn so với các loại nhiên liệu hóa thạch.Với công nghệ hiện tại việc xử lý các tấm pin hư hỏng hay hết hạn sử dụng đã gần như không gây quá nhiều nguy hãi với môi trường so với khí thải của các nhiên liệu hóa thạch.Ngoài ra điện mặt trời có thể tận dụng các khu vực khô cằn không thể canh tác như sa mạc,hoặc kết hợp với các khu vực trồng trọt để tiết kiệm diện tích,tận dụng đất hoang,tạo lợi thế rất lớn về kinh tế.
  • Lợi thế về mặt kinh tế:Việc không gây tiếng ồn cho phép lắp đặt điện mặt trời tại nhiều vị trí,tận dụng  mái nhà,cửa kính các khu dân cư,tòa nhà,thuận lợi cho việc lắp đặt.Tuy chi phí đầu tư ban đầu khá lớn,nhưng với công nghệ pin ngày càng phát triển,hiệu suất pin ngày càng cao,chi phí vận hành thấ dẫn đến thời gian hoàn vốn ngắn,nhanh sinh lời.

Thách thức

  Bên cạnh các ưu điểm và lợi thế,điện mặt trời cũng có một số thách thức hay các vấn đề bất cập cần được giải quyết:Đầu tiên ta phải nói đến vấn đề đầu mối.Sự bùng nổ quá nhanh chóng của điện mặt trời dẫn đến tình trạng quá tải lưới điện,tại các khu vực quá tải lưới điện hầu hết là lưới điện tiêu thụ,nay phải chuyển sang lưới điện 2 chiều.Ngoài ra điện mặt trời phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mặt trời,nên không thể dự đoán hay chủ động điều chỉnh để cấp điện theo đúng nhu cầu dẫn đến việc cần có sự đầu tư lớn cho hệ thống chuyển đổi phù hợp.Kế đến là nguy cơ ô nhiễm môi trường.Tuy quá trình vận hành không gây tác động xấu đến môi trường,nhưng các loại dung dịch tẩy rửa các tấm pin,và chính các tấm pin đó khi hết hạn sử dụng lại gây ra sự ô nhiễm.Tuy các tấm pin có tuổi thọ khá lớn,nhưng khá lớn thì vẫn là hữu hạn,chưa kể đến các tấm pin hư hỏng do ngoại lực hoặc các nguyên nhân khác.Với thói quen chất đống của Việt Nam thì nguy cơ ô nhiễm môi trường luôn luôn hiện hữu và sẽ càng tăng nếu các tấm pin sử dụng các vật liệu không rõ nguồn gốc,chất lượng thấp đến từ các công ty dỏm.Ngoài ra chi phí đầu tư ban đầu rất lớn cũng là trở ngại cho việc phát triển.

Kết

  Việt Nam có nguồn bức xạ dồi dào nên tiềm năng phát triển điện mặt trời là rất lớn,tuy nhiên bên cạnh đó luôn tồn tại những thách thức  cần giải quyết.Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) cũng xác định ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Qua đó, nâng công suất đặt từ 6 – 7 MW năm 2017 lên khoảng 850 MW vào năm 2020 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, tương đương với 1,6% và 3,3% tổng công suất nguồn điện.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

TỒNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM