THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM

 Trong tương lai,khi những dạn năng lượng truyền thống đi vào cạn kiệt thì năng lượng tái tạo sẽ là sự thay thế hoàn hảo.Tuy có lợi thế rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo nhưng nhìn chung vẫn còn khá chậm.Hôm nay cùng nhìn lại thuận lợi cũng như thách thức về phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam


1.Thuận lợi:
-Sự quan tâm,đầu tư của nhà nước:Tuy tốc độ phát triển còn tương dối hạn chế,nhưng nhìn chung sự quan tâm và đầu tư kịp thời từ nhà nước và doanh nghiệp đem lại bước tiến lớn cho sự phát triển của năng lượng tái tạo.Theo quy hoạch:
  • Ưu tiên phát triển thủy điện,đặt biệt là các dạng thủy điện mang lại lợi ích tổng hợp như:chống lũ,cấp  nước....Tổng hợp các dạng thủy điện đạt tổng công suất 24600 MW vào năm 2025 và khoảng 27800 MW vào năm 2030
  • Đưa tổng công suát điện gió lên 2000 MW vào năm 2025 và gấp 3 vào năm 2030.
  • Phát triển việc sử dụng năng lượng sinh  khối:phát điện tại các nhà máy đường,nhà máy chế biến thực phẩm..Sử dụng nhiên liệu sinh khối song song với việc đốt than.Nâng tỉ trọng lên 1.2% vào năm 2025 và 2.1% vào năm 2030.
  • Đảy nhanh phát triển năng lượng mặt trời,bao gồm mọi nguồn từ các cánh đồng tập trung đến các nguồn dân tự lắp tại nhà,đưa tổng công suất lên 4000MW vào năm 2025 và gấp 3 lần vào năm 2030.
-Vị trí địa lí:Việt nam có vị trí địa lí vô cùng thuận lợi,đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa,nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và vô cùng đa dạng,tốc độ gió cao,số giờ nắng nhiều và cường độ bức xạ cao,hệ thống sông ngòi dày đặt là điều kiện thuận lợi để phát triển điện gió,mặt trời,.....
-Thuận lợi phát triển điện gió:Việt Nam có đường bờ biển rất dài khoảng 3200km,có gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè,với tốc độ gió thuộc hàng cao nhất trong 4 nước Việt,Lào,Cam,Thái với 39% lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m tương đương 513GW,đặt biệt có 8% lãnh thổ có gió tốt ước đạt 112GW.
Phân bổ tốc độ gió tại Việt Nam ở độ cao 100m (nguồn:GBA)

Tốc độ gió và tiềm năng gió(nguồn:Ms. Angelika Wasielke, GIZ)


  Theo các ước tính,Việt Nam có khoảng 30GW điện gió trên đất liền,kết hợp với tiềm na8gn điện gió ngoài khơi,có thể gia tăng lên đến 100GW điện.Hiện tại có 9 dự án điện gió đang hoạt động,bên cạnh đó có khoảng 18 dự án khác đang trong giai đoạn xây dựng và triển khai,sớm đi  vào hoạt động trong tương lai gần
-Thuận lợi phát triển điện mặt trời: Là quốc gia gần xích đạo,Việt Nam có số giờ nắng và cường độ bức xạ rất lớn.khu vực Tây Bắc có khoảng 1897-2102 giờ/năm,các tỉnh miền Bắc còn lại và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng bình có khoảng 1400-1700 giờ/năm và khu vực từ Huế trở vào Nam có khoảng 1900-2700 giờ/năm.Thoe đánh giá của các chuyên gia,các khu vực có từ 1800 giờ nắng trở lên là đủ để phát triển điện mặt trời.Có thể thấy hầu hết lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng cho loại hình năng lượng tái tạo này.Bên cạnh số giờ nắng cao thì lượng bức xạ cũng ưu ái cho Việt Nam với khoảng 4.3-5.7 triệu kWh/m2 tập trung nhiều tại các khu vực phía nam.

Bức xạ mặt trời tại Việt Nam(nguồn:GSA)

-Thuận lợi phát triển năng lượng sinh khối: Với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì nguồn nhiên liệu phát triển điện sinh khối là rất lớn.Các nguồn nhiên liệu chủ yếu như phế thải,phụ phẩm cây trồng,chất thải sinh hoạt,vật nuôi,rác thài từ các thành phố.....Theo ước tính,nếu được sử dụng đúng cách,lượng điện sinh khối ước đạt 400MW.Mỗi năm có thể khai thác bền vững khoảng 150 triệu tấn nhiên liệu sinh khối,một số dạng có thể sử dụng trực tiếp như bã mía,trấu,rác thải sinh hoạt,.....

Tiềm năng rác thải sản xuát điện (nguồn:Ms. Angelika Wasielke, GIZ)

Lượng chất thài nông nghiệp có thể sử dụng (nguồn:Ms. Angelika Wasielke, GIZ)

Tổng quan lượng khí metan từ chất thài gia súc năm 2010(nguồn:Ms. Angelika Wasielke, GIZ)

-Thuận lợi phát triển thủy điện: Địa hình cao ở phía tây,thấp ở phía đông,cùng với mạng lưới sông ngòi dày đặt tạo cho Việt Nam một nguồn thủy năng dồi dào và đã được khai thác từ lâu và hiện tại vẫn là nguồn tạo ra điện chiếm tỷ trọng cao  nhất trong cơ cấu với gần 40%.Tổng xông suất dự kiến đạt 35000MW  với khoảng 60% tại miền bắc,27% miền trung và 13% miền nam.Như vậy,với địa hình và thời tiết thuận lời,thủy điện vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

2.Thách thức
 -Thách thức về kinh tế và tài chính:Ở thời điểm hiện tại,các công trình năng lượng tái tạo như điện mặt trời,điện gió cần một nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn,thiếu hụt vốn đầu tư từ các ngân hàng nội địa lẫn nước ngoài,sự hỗ trợ vốn cho các ngành năng lượng tái tạo là một rào cản vô cùng lớn cho bất kì một nhà đầu tư nào cũng phải dè chừng,bên cạnh đó việc thiếu kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo cũng khiến các ngân hàng không dám mạo hiểm vào một ngành còn tương đối mớ mẻ
-Thách thức về vấn đề chính sách,quy định và thể chế: Ở thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ một bộ luật hay quy định chính thức nào cho việc phát triển năng lượng tái tạo,chỉ có một số quy định hỗ trợ như việc hỗ trợ giá điện gió với mức 7.8 US cents/kwh,mức giá này là khá thấp so với điều kiện của Việt Nam ,thậm chí ngay cả quy định trợ giá cũng có nhiều điểm chưa chắc chắn.Ngoài điện gió,điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo khác như điện mặt trời cũng có giá mua khá thấp,lợi nhuận không cao nên ít thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.Xung đột về đất đai tại các dự án quy hoạch giữa chính quyền và người dân,sự chậm trễ trong việc triển khai kế hoạch phát triển cũng là một rào cản lớn cho phát triển năng lượng tái tạo.
-Thách thức về mặt kỹ thuật:Cơ sở hạ tầng,đường xá,cầu cống tại Việt Nam khá tệ,chất lượng rất kém so với thế giới cũng là một rào cản lớn.Năng lượng tái tạo hiện tại vẫn chưa phổ cập nhiều trong giớ trẻ,ít được giảng dạy,đề cập trong các trường trung học,đại học.Chưa thể tự túc về mặt kỹ thuật,nhân lực có kỹ năng,trình độ cao trong ngành năng lượng tái tạo còn hạn chế,phụ thuộc khá nhiều vào kỹ sư nước ngoài,kể cả nguồn thiết bị vật tư cũng đa số là nhập khẩu tạo ra rào cản lớn cho sự phát triển.
3.Một số kiến nghị cho sự phát triển năng lượng tái tạo
-Đầu tiên là sự quan tâm của chính phủ:Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo cực kỳ lớn,tuy nhiên mỗi dạng lại phân bổ ở mỗi khu vực khác nhau,rất cần sự quan tâm,quy hoạch,nghiên cứu của chính phủ để khai thác các dạng nặng lượng tái tạo một cách hợp lý và hiệu quả.Bên cạnh đó các công ty,doanh nghiệp,nhà đầu tư cần lắm sự quan tâm về mặt pháp lý,sự hỗ trợ của chính phủ để an tâm phát triển,đặt biệt là về mức giá mua điện.Đồng thời cần thông qua các ưu đãi về thuế,giá thuê đất,....để giảm vốn đầu vào và vốn duy trì cho các nhà đâu tư
-Bên cạnh việc hỗ trợ về thuế,giá và pháp lý,chính phủ cần rõ ràng,minh bạch về việc thu hồi và quản lý đất các dự án,tránh các tranh chấp  về sau ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân.Đồng thời tích cực,khẩn trương thực hiện các chính sách,dự án để sớm đưa các dự án vào hoạt động,tránh kéo dài gây lãng phí.
-Đào tạo,phổ cấp năng lượng tái tạo đến các trường phổ thông,cao đẳng,đại học.Nâng cao trình độ nhân lực trong nước để tự chủ về nhân lực.Tổ chức các chương trình đạo tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ về cả việc vận hành,thiết kế,thi công và bảo dưỡng các thiết bị.Tăng cường các sự án nghiên cứu,phát triển các công nghệ mới,nội địa hóa các linh kiện,thiết bị để tự chủ nguồn cung,hạn chết đến mức thấp nhất sự phụ thuộc vào nước ngoài.


Tài liệu tham khảo:
1/  Tiềm năng và thách thức phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam [Kỳ 1] (tuyenquang.gov.vn)
2/ Thách thức trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Ms. Angelika Wasielke, GIZ (2012)

  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

TỒNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM